Kem chống nắng đang dần trở thành “vật bất ly thân” của các chị em khi giúp phòng tránh nhiều vấn đề về da như cháy nắng, nám,…Hãy cùng Cà Chua tìm hiểu Những điều bạn nên biết về kem chống nắng qua bài viết này nhé.
Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là một loại sản phẩm giúp ngăn ngừa các tác hại của ánh nắng mặt trời. Bởi nó có tác dụng hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tử ngoại (UV) của mặt trời. Tia UV chia theo bước sóng gồm 3 loại: UVA, UVB, UVC. Trong đó UVC đã bị bầu khí quyển chặn lại nên các sản phẩm chống nắng chủ yếu ngăn UVA và UVB.
Các loại kem chống nắng trên thị trường hiện nay
Kem chống nắng được chia làm hai loại : Kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hoá học.
Trước đây chúng ta có thể nhận biết qua tên, kem chống nắng vật lý là Sunblock, Kem chống nắng hóa học là Sunscreen. Nhưng giờ thì có thêm nhiều tên gọi quá (sun cream, sun gel, sun milk, sun matte,…) nên chúng ta cần phải đọc thêm cả thành phần để nhận biết.
Kem chống nắng vật lý:
- Nguyên lý hoạt động: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím.
- Thành phần chính của kem chống nắng vật lí là Zinc oxide và Titanium dioxide.
Ưu điểm:
- Ít gây kích ứng cho da, phù hơp bới những người có làn da nhạy cảm
- Tạo lớp chống bền vững trong thời gian dài dưới ánh nắng
- Thường chống UVB tốt hơn UVA
Nhược điểm:
- Chất kem khá trắng, thêm vào đó, bạn phải bôi một lớp dày để tăng cường bảo vệ da
- Để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn.
- Khả năng chống thấm nước và mồ hôi không cao.
Kem chống nắng hoá học:
- Nguyên lý hoạt động: hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da .
- Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… nhưng bạn chẳng cần nhớ đâu. Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là nhìn xem trong thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide không, nếu có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì là kem chống nắng hóa học.
Ưu điểm:
- Kết cấu mỏng nhẹ, ít nhờn rít, ít gây Bít tắc lỗ chân lông
- không để lại vệt trắng trên da, dễ thấm vào da, không làm da bạn bóng dầu
- Khả năng che phủ và bảo vệ da cao hơn kem chống nắng vật lý
Nhược điểm:
- Phải cần khoảng thời gian từ 15-20 phút để kem chống nắng phát huy tác dụng bảo vệ da.
- Thành phần dễ gây kích ứng, đặc biệt đối với da nhạy cảm.
- Không bền vững dưới nắng nên sau 2h thì bạn nên bôi lại
Thoa kem chống nắng thế nào cho đúng?
Phải bôi kem chống nắng mỗi ngày, sau khi thực hiện các bước dưỡng da buổi sáng và trước bước trang điểm
Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài tối thiểu là 20 phút
Cứ 2-3 tiếng phải thoa lại kem chống nắng một lần kể cả khi dùng kem chống nắng có chỉ số SPF cao và khi đổ mồ hôi nhiều.
Thoa đủ lượng kem để đạt được hiệu quả tối ưu
Bôi kem chống nắng kể cả những ngày trời nhiều mây hoặc có mưa.
Để kem chống nắng thẩm thấu tốt nhất, bạn không nên miết hoặc tán kem mà hãy cho kem chống nắng ra mặt và vỗ nhẹ nhàng đến khi sản phẩm thẩm thấu hoàn toàn.
Chú ý bôi kem chống nắng ở những vùng dễ bị bỏ quên như cổ, tai, sau gáy.
Ngoài việc bôi kem chống nắng bạn hãy mặc quần áo dài che nắng, đội mũ rộng vành, dùng kính ngăn tia UV, mang khẩu trang vải tối màu và hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm của tia cực tím( 10h – 16h)